Thứ Năm, 21 tháng 5, 2009

Nhật Bản muốn gì ở Việt Nam?

Quan hệ Việt - Nhật đang được hai nước đặt trong tầm mức chiến lược

Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, đang ở thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị về tương lai về châu Á lần thứ 15 do tờ báo Nikkei tổ chức thường niên.

Bên cạnh một bài thuyết trình dài đọc tại hội nghị, ông Dũng, được tháp tùng bởi Bộ trưởng giao thông - vận tải Hồ Nghĩa Dũng và nhiều quan chức khác, được cho sẽ bàn bạc với phía Nhật Bản về sắp xếp các khoản giải ngân mà một trong các ưu tiên là nhắm vào việc xây dựng một số công trình hạ tầng và khu công nghiệp.

Nhân dịp này, TS. Jean-Francois Sabouret, chuyên gia Nhật Bản học, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á Centre Asia từ Paris, cho BBC Việt ngữ biết nhận định của mình về mục đích chuyến thăm và thực chất quan hệ Nhật Việt tại thời điểm hiện nay.

Jean-Francois Sabouret: Tôi coi đây là một diễn biến mới trong việc làm mới trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Về mặt hình ảnh, chuyến thăm Nhật Bản lần này của thủ tướng Dũng nằm trong một hệ thống các chuyến thăm của nhiều nhân vật cao cấp của Việt Nam tới Nhật, trong đó phải nói tới chuyến thăm của ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh mới đây và một loạt các chuyến công tác ở cấp Bộ trưởng của Việt Nam tới Nhật Bản, kể cả các chuyến chào xã giao Nhật hoàng.

Thực chất của chuyến thăm lần này của ông Dũng là khởi động lại các mối quan hệ kinh tế, tài chính, chính trị, hữu hảo và công nghệ.

Jean-Francois Sabouret

Thực chất của chuyến thăm lần này của ông Dũng là khởi động lại các mối quan hệ kinh tế, tài chính, chính trị, hữu hảo và công nghệ vốn đã bị bế tắc sau khi Nhật Bản tuyên bố ngừng cấp viện ODA.

Thế nhưng, chuyến thăm này vẫn nằm trong thời điểm kinh tế Việt Nam khó khăn trầm trọng trong khi kinh tế của Nhật Bản khủng hoảng và thoái trầm sâu sắc. Trong khi đó, khả năng, tiềm lực cạnh tranh sâu xa của các doanh nghiệp Trung Quốc trong khu vực vẫn không hề thuyên giảm. Đương nhiên, chúng ta cũng không quên bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế đang trùm lên nhiều cường quốc khác nói chung như Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Anh v.v...

BBC: Nếu xem xét tương lai châu Á, đặc biệt với dự kiến hành lang công nghiệp Đông Á, việc Nhật Bản tiếp tục cấp viện và hợp tác với Việt Nam sẽ có lợi ích gì và có gây quan ngại nào cho một quốc gia thứ ba nào khác trong khu vực hay không, chẳng hạn như Trung Quốc?

Về mặt kinh tế, có thể nói thẳng rằng Nhật Bản rất quan ngại chứng kiến tốc độ gia tăng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc, điều có thể đe dọa kinh tế của Nhật. Mặt khác, về lợi thế so sánh môi trường đầu tư, giá nhân công ở Việt Nam tương đối thấp hơn so với Trung Quốc, và nhiều doanh nghiệp Nhật nay thấy họ có thể chuyển các doanh nghiệp và đầu tư của họ vào Việt Nam tốt hơn là vun đắp cho chính kinh tế của địch thủ.

Và đương nhiên, nếu nhịp độ hợp tác tiếp tục duy trì, đây sẽ góp phần vào thúc đẩy kinh tế Việt Nam.

Không nên quên rằng, Việt Nam về lâu về dài trong khu vực có thể là một thế lực với một dân số năng động và trong vòng từ 20-30 năm nữa, có thể đạt được mức mà Nhật Bản đã trải qua trong thập niên 1970 - 1975.

Và trong một viễn cảnh từ 2-3 năm nữa, có thể cả Trung Quốc và Nhật Bản sẽ trở lại các vị trí áp sát Hoa Kỳ như những siêu cường kinh tế ở vị trí thứ hai, thứ ba thế giới, có thể các quan hệ với các quốc gia đang tăng trưởng như Việt Nam có thể giúp họ trong các dự án tái biểu dương sức mạnh kinh tế và hàng hóa Nhật Bản trên thị trường thế giới.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/05/090521_japan_vietnam_strategy.shtml

Ông Nguyễn Tấn Dũng cam kết cải cách

Ông Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị Tương lai Châu Á hôm 21/5/2009

Ông Nguyễn Tấn Dũng hứa sẽ đẩy mạnh cải cách ở Việt Nam

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã cam kết tại Tokyo rằng Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách để cải thiện nền kinh tế và hấp dẫn đầu tư nước ngoài.

Trong bài diễn văn chính tại diễn đàn Tương lai Châu Á, ông Dũng cũng thúc giục các nước trong khu vực ''phối hợp hành động để khắc phục khủng hoảng'' và đẩy mạnh trao đổi thương mại và đầu tư trong vùng nhằm tăng vai trò của Châu Á trước mắt và sau này.

Về cố gắng của chính Việt Nam trong khủng hoảng, ông Dũng nói:

''Từ đầu năm 2008, chính phủ Việt Nam đã thực hiện đồng bộ và phù hợp các nhóm giải pháp và đã kiềm chế được lạm phát, giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và nền kinh tế vẫn tăng trưởng 6,2%."

''Quí I năm 2009, kinh tế của Việt Nam vẫn tăng trưởng 3,1%, dự báo cả năm đạt 5%, cán cân thương mại và cán cân thanh toán cân bằng và có thặng dư."

''Dự trữ ngoại hối vẫn được bảo đảm, lạm phát đã được kiểm soát, ... vốn đăng ký đầu tư trực tiếp của nước ngoài vẫn đạt trên sáu tỷ USD.''

Trên thực tế chính phủ của ông Dũng mới ngày hôm qua đã phải báo cáo Quốc hội để điều chỉnh mức tăng trưởng GDP từ 6,5% xuống 5%.

Những cố gắng để giảm bội chi ngân sách cũng đang chưa có kết quả rõ ràng.

Năng động

Chúng tôi tin tưởng rằng Việt Nam vẫn sẽ là một nền kinh tế năng động và là điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Mặc dù vậy ông Dũng nói Việt Nam sẽ đẩy mạnh những cố gắng cải cách trong thời gian tới đây.

''Chúng tôi cho rằng, khủng hoảng hiện nay cũng là cơ hội để thúc đẩy cải cách cơ cấu, hoàn thiện quản lý và xây dựng nền tảng cho sự phát triển bền vững.''

Vị thủ tướng nói Việt Nam sẽ có một loạt các biện pháp để đảm bảo thế cạnh tranh của Việt Nam.

''Chúng tôi tin tưởng rằng Việt Nam vẫn sẽ là một nền kinh tế năng động và là điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư.''

Trong số các biện pháp cải cách mà ông Dũng đưa ra có việc ''hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường'', ''cơ cấu lại kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm'', ''tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước.''

Ông Dũng cũng cam kết ''đẩy nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhất là giao thông, năng lượng, y tế, giáo dục'' và ''tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái.''

Thủ tướng Việt Nam hiện đang có chuyến thăm Nhật Bản theo sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nông Đức Mạnh.

Hai bên đang cố gắng cải thiện quan hệ theo sau quyết định ngưng viện trợ phát triển chính thức của họ cho Việt Nam hồi năm ngoái.

Mới đây Nhật Bản đã công bố nối lại viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2009

Quân đội nhân dân Lào - một chặng đường xây dựng, chiến đấu và trưởng thành

Quân đội nhân dân Lào - một chặng đường xây dựng, chiến đấu và trưởng thành

Sự ra đời của Quân đội Lào cách đây 60 năm đánh dấu một thời kỳ phát triển mới trong lịch sử đấu tranh của cách mạng Lào. Ngay từ khi thành lập, Quân đội nhân dân Lào đã mang đầy đủ bản chất của một quân đội cách mạng, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Đó chính là nguồn gốc tạo nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Quân đội Lào trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới hiện nay.

Quân đội nhân dân Lào trong đấu tranh giải phóng dân tộc

Ngày 20-1-1949, tại chiến khu Xiềng Khọ, (tỉnh Hủa Phăn), Quân đội Lào đã được thành lập với Đại đội Lát-xa-vông, đơn vị vũ trang chính quy đầu tiên do đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản trực tiếp chỉ huy. Sau đó, các đội vũ trang khác trong nước lần lượt hợp nhất về Đại đội Lát-xa-vông thành Quân đội Lào Ít-xa-la (Quân đội Lào tự do).

Trải qua quá trình xây dựng, chiến đấu, Quân đội Lào Ít-xa-la ngày càng lớn mạnh và trưởng thành với nhiều tên gọi khác nhau: năm 1957, khi Chính phủ Lào thực hiện chính sách hoà hợp dân tộc, được gọi là Lực lượng Pa-thét Lào; sau đó đổi tên thành Quân đội giải phóng nhân dân Lào (20-1-1966) và từ sau năm 1975 là Quân đội nhân dân Lào.

Quân đội Lào Ít-xa-la ra đời là sự kiện quan trọng, đánh dấu một thời kỳ phát triển của lịch sử đấu tranh cách mạng Lào. Từ các đội vũ trang tuyên truyền, các đơn vị chiến đấu độc lập ra đời trong cuộc đấu tranh của nhân dân các bộ tộc ở nhiều khu vực đã được thống nhất thành Quân đội Lào Ít-xa-la dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương - tiền thân của Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Sự ra đời của Quân đội Lào là kết quả của một quá trình đấu tranh gian khổ của các bộ tộc và nhân dân Lào với sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lê-nin, học thuyết quân sự vô sản trong việc xây dựng một quân đội nhân dân thích hợp vào điều kiện cụ thể của Lào.

Ngay sau khi ra đời, Quân đội Lào Ít-xa-la đã sát cánh cùng với Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Về phía Việt Nam, với quan điểm “Đông Dương là một chiến trường”, từ đầu năm 1949, theo yêu cầu của cách mạng Lào, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã điều động một bộ phận quân chủ lực cùng nhiều cán bộ cơ sở sang giúp Lào, đồng thời cán bộ Đảng và các đơn vị vũ trang do Đặc uỷ Việt kiều ở Thái Lan xây dựng cũng được lệnh sang hoạt động ở chiến trường Lào.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, trực tiếp là của các đảng bộ và ban chỉ huy các khu, tỉnh, một cao trào “đoàn kết chiến đấu” diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ trên khắp các chiến trường. Từ giữa năm 1949 đến 1950, lực lượng kháng chiến Lào đã tích cực phát triển các đại đội chủ lực, đội vũ trang tuyên truyền và du kích ở khắp nơi, từ Đông Bắc Lào, Tây và Tây Bắc Lào đến Trung Lào, Hạ Lào. …Đặc biệt, các đơn vị Lát-xa-vông đã phối hợp với bộ đội tình nguyện Việt Nam mở các chiến dịch ở Tây Bắc và Bắc Lào như chiến dịch Xiềng Khọ (6-1949), chiến dịch Sông Mã (11-1949), trận tập kích đồn Noọng Khang (12-1949) nhằm phá vỡ phòng tuyến dài hàng trăm ki-lô-mét của địch, cơ sở địch hậu ở Bắc Lào, mở thông biên giới Lào - Việt ở phía Bắc, đẩy mạnh công tác xây dựng căn cứ địa Trung ương của cách mạng Lào.

Với sự lớn mạnh không ngừng của lực lượng kháng chiến trên khắp cả nước, Quân đội Lào Ít-xa-la liên tục đẩy mạnh các hoạt động chiến đấu, từ các hoạt động du kích lẻ tẻ tiến lên những hoạt động tác chiến quy mô lớn, kể cả đánh vào các vị trí phòng ngự của địch. Năm 1953, Quân đội Lào phối hợp với quân tình nguyện Việt Nam mở các chiến dịch lớn như chiến dịch Thượng Lào (4-1953), Trung Lào (12-1953), Hạ Lào (1-1954)… và giành được thắng lợi lớn. Trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, Quân đội Lào đã loại khỏi vòng chiến đấu 8.000 địch, giải phóng 10 vạn ki-lô-mét vuông(1) (không kể tỉnh Hủa Phăn), trong đó có nhiều vùng chiến lược quan trọng, uy hiếp địch trên toàn chiến trường Đông Dương, buộc quân Pháp phải phân tán lực lượng cơ động chiến lược, tạo điều kiện cho quân và dân Việt Nam tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Na-va.

Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Mỹ ráo riết can thiệp vào các nước Đông Dương, đặt Lào, miền Nam Việt Nam và Cam-pu-chia vào khu vực bảo hộ của khối SEATO. Để gạt bỏ hẳn ảnh hưởng của Pháp, Mỹ lập ra chính quyền phái hữu Viêng Chăn, cải tổ quân đội nguỵ, tăng cuờng viện trợ quân sự nhằm thực hiện chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở Lào.

Nhằm đối phó với âm mưu xâm lược của Mỹ, từ năm 1955 đến 1962, Đảng Nhân dân cách mạng Lào tập trung xây dựng và củng cố lại lực lượng vũ trang Pa-thét Lào, phát triển từ 4 tiểu đoàn và một số đại đội địa phương tỉnh lên 15 tiểu đoàn bộ binh, 36 đại đội độc lập của tỉnh và 64 trung đội bộ đội địa phương huyện; đồng thời bắt đầu xây dựng một số đơn vị binh chủng như pháo binh, công binh, thông tin, trinh sát, tăng thiết giáp…(2)

Với những nỗ lực của lực lượng vũ trang cách mạng, lực lượng trung lập và sự phối hợp của quân tình nguyện Việt Nam (lần thứ hai sang giúp Lào theo đề nghị của Chính phủ Hoàng thân Xu-va-na Phu-ma), Quân đội Lào đã đẩy lùi được nhiều đợt tiến công của quân nguỵ, phá nhiều ổ nhóm phỉ… Vùng giải phóng được giữ vững và không ngừng mở rộng. Trên đà thắng lợi, từ năm 1971, các lực lượng vũ trang Lào đã phối hợp chặt chẽ với Quân đội nhân dân Việt Nam đập tan lực lượng tiến công của địch ở đường 9 – Nam Lào; mở cuộc tiến công địch ở Pắc xoòng, giải phóng cao nguyên Bô-lô-ven; đập tan đợt phản kích của lực lượng đặc biệt Vàng Pao, bảo vệ khu vực Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng…

Những thắng lợi quân sự liên tiếp trên chiến trường Lào cũng như ở Cam-pu-chia và Việt Nam, cùng những thắng lợi to lớn trên mặt trận đấu tranh ngoại giao đã buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri về Việt Nam, Hiệp định Viêng Chăn về Lào, tạo thời cơ đưa cách mạng Lào tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Mùa xuân năm 1975, ở Lào đã xuất hiện hình thái nổi dậy của nhân dân và binh biến trong quân đội ngụy, đồng thời những thắng lợi to lớn của quân dân Việt Nam và Cam-pu-chia đã tạo điều kiện thuận lợi đối với cách mạng Lào. Ngày 5-5-1975, Đảng Nhân dân cách mạng Lào kịp thời hạ quyết tâm chiến lược phát động toàn quân, toàn dân đồng loạt nổi dậy và tiến công toàn diện đề giành chính quyền trong cả nước.

Thực hiện quyết tâm của Đảng, Quân giải phóng nhân dân Lào với thế trận đã bố trí sẵn, tạo sức ép mạnh về quân sự để hỗ trợ đắc lực cho các tầng lớp nhân dân nổi dậy đấu tranh, đập tan hệ thống ngụy quân, ngụy quyền, thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân ở các vùng bị chiếm cũ. Đại hội đại biểu nhân dân các dân tộc cả nước do Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào triệu tập đã tuyên bố xoá bỏ chế độ quân chủ, thiết lập chế độ cộng hoà nhân dân. Ngày 2-12-1975, nước Cộng hoà dân chủ nhân Lào ra đời, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc, đưa cách mạng Lào bước sang một giai đoạn mới: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bàn về tiềm lực Quân sự của Thái và khủng hoảng chính trị ở Thái

Thấy dạo này bên Thái đang nội bộ lục đục lại kòn đang tranh chấp biên giới với Kam hôm nay e mạn phép mở 1 topic bàn về tTiềm lực QS của Thái và khủng hoảng chính trị ở Thái
Có lẽ ai cũng biết Thái Lan có 1 cái HKMH đang để làm cảnh và 61 cái F16 ( hình như là thế e kô nhớ rõ ) ==> Em thấy những cái đó là đáng đồng tiền bát gạo nhất của Thái

THAILAND''''S DEFENCE FORCES
+ ARMY:
- 190.000 military personnal, with 200.000 reserves
- Tanks: 793(50 Type 69, 105 M48A5, 178 M60A1, 154 Scorpion, 200 M41, 106 Stingray
- APCs: 1035(340 M113, 162 V150 Commando, 18 Condor, 450 Type-85, 32 Shorland MK3, 33 LVTP-7)
- 155mm howitzers: 218 (56 M114, 62 M198, 32 M71, 42 GHN-45/A1, 2- M109A2, 12 GC-45)
- Other Artillery: LG1 105mm, M101/M102 105mm, M168A2 105mm, Type 59 130mm, 81mm, 107mm, 120mm mortars
- Anti-Tank missile: TOW, Dragon

+ NAVY:
- 1 Aircraft Carrier (Chakri Naruebet, with 9 Harriar V/STOL fighter-bombers, 6 S-70B Swahawk helicopter)
- Missile-equipped naval vessels: 16 (4 Jianghu frigates, 2 Neresuan frigates, 2 Knox frigates, 2 Rattanakosin corvettes, 3 Ratcharit missile boat and 3 Prabparapak missile boats)
- Minehunters: 7
- LTSs: 7
- On order: 2 Offshore Patrol Vessels(OPVs)

+ AIR FORCE:
- 13 F5A/B jetfighters
- 50 F16A/B jetfighters
- 36 F5 Tiger II fighters-bombers
- 34 L-39ZA training/ground attack
- 3 IAI 201 ELINT
- 18 OV-10C, 3 RF-5A reconnaissance aircraft
- 20 Alpha jet trainers
- 58 MR/ASW aircraft(various makes: P3T Orion, UP-3T, Do-228, F-27, S2F, Cessna T337, Skymaster, A-A-7E, TA-7C, O-1G, U-17B, N-24A Nomad)
- SAM: Redeye, HN-5A, Aspide, Blowpipe, RBS-70, Starburst

Bài viết được lấy tại : http://ttvnol.com/forum/quansu/342791.ttvn


Dùi cui



M16?







UH-1?



Nouvo LX 135 :D








Bọn Thái lọ còn xài M16A1 nhiều quá nhể, thế thì khỏi lo AK nhà Vịt lạc hậu rồi :


Mấy chú thiết giáp cưỡi K63 này nhìn hùng hổ lắm, sau bị dân nó đánh cho chạy mất dép, mất cả xe







http://www.youtube.com/watch?v=uIlenY1cEwg&feature=player_embedded


Nhìn cứ như miền Nam VN hồi 196x

"Cứ như" thôi nhá, ko lại có bác chụp mũ em

Mà đúng tụi Thái ...úi này dân chủ qúa trớn thật. Vua thì ngồi hưởng lợi, thỉnh thoảng đâm bị thóc, chọc bị gạo, bật đèn xanh cho quân đội làm loạn, mà vẫn dc sùng kính như Jesus vậy.

Quan điểm của em là chỗ nào còn Vua viếc là ko thể văn minh dc


Theo được bọn Nhật Bẩn với bọn Anh Kuốc hay Tây Bán Nhà cũng còn khá là bất khả thi đấy.

nói chung cứ như VN mình, thế mà ổn, khỏi lèn èng, an cư lạc nghiệp, chứ kỳ cụi cày bừa, thỉnh thỏang đảo chính cái, đổi chính sách cái thì kiếu

....................

3 thằng này thì cũng có gì là văn minh?

Theo nó được hay không thì không biết, nhưng mà mình KHÔNG theo nó, hợp tác với nó thì OK.

Bạn nên nhớ cho: Không phải là cứ nhiều tiền nghĩa là văn minh
Thằng cướp có thể rất nhiều tiền nhưng không văn minh

++ Anh, Tây ban nha thì ngày xưa đi ăn cướp và bóc lột sức lao động nô lệ khắp thế giới , vậy ma giờ đây chỉ có vậy thôi thì quá kém
++ Nhật thì cũng đã đi ăn cướp khắp châu Á, VN mình chết 2 triệu cũng vì nó và Pháp cướp sạch (hồi đó ở miền Bắc cả thảy chưa đến 10 triệu dân)
Đó là còn chưa nói đến việc Nhật hiện nay luật pháp vẫn là do thằng ngoại bang áp đặt, và chỉ áp dụng cho dân Nhật chứ cái thằng chiếm đóng thì nó nằm trên luật pháp.
Nhiều tiền nhưng vẫn chưa nhiều đến mức có thể mua lại được chủ quyền quốc gia

Tiền là rất quý, nhưng mà lại không có gì quý hơn độc lập tự do!
Đấy, nó lại như vậy cơ!


Bàn về quân sự của Myanma


ẢNH QUÂN ĐỘI MYANMAR

Qđ Myanmar tỏ ra yếu kém trong việc khắc phục hậu quả bão Nargis. Điều này làm người dân Myanmar giận dữ và cộng đồng quốc tế lo ngại










ẢNH QUÂN ĐỘI MYANMAR

Qđ Myanmar tỏ ra yếu kém trong việc khắc phục hậu quả bão Nargis. Điều này làm người dân Myanmar giận dữ và cộng đồng quốc tế lo ngại








ẢNH QUÂN ĐỘI MYANMAR

Qđ Myanmar tỏ ra yếu kém trong việc khắc phục hậu quả bão Nargis. Điều này làm người dân Myanmar giận dữ và cộng đồng quốc tế lo ngại












Có cả máy bay của Lào nữa nè




















Bàn về tiềm lực quân sự Malaysia


Bàn về tiềm lực quân sự Malaysia

Malaysia tiếp nhận chiếc tàu ngầm đầu tiên, mang tên vị thủ tướng đầu tiên Tunku Abdul Rahman.

Tàu ngầm Scorpène
Hai chếc tàu ngầm của Malaysia thuộc dòng Scorpène

Con tầu được đóng ở Cherbourg, và giao nhận tại cảng hải quân của Pháp ở Toulon.

Một chiếc tàu ngầm khác nữa của Malaysia, mang tên vị thủ tướng thứ hai Tun Abdul Razak dự kiến cũng sẽ được giao nhận ở cảng Cartagena của Tây Ban Nha.

Hai chiếc đều thuộc dòng Scorpène, có khả năng tấn công tàu và tàu ngầm của đối phương bằng tên lửa, thủy lôi và mìn từ độ sâu 200m.

Sau khi được biên chế vào đội ngũ, hai chiếc tàu ngầm sẽ gia tăng đáng kể tiềm lực phòng thủ của Malaysia xung quanh lãnh hải của mình.

Vấn đề là phòng thủ trước ai?

Hai chiếc tàu ngầm tấn công được đặt hàng từ năm 2002 trong chính sách hiện đại hóa toàn diện do phó thủ tướng và cũng là bộ trưởng quốc phòng thời bấy giờ đề ra (hiện đang là bộ trưởng tài chính và được đề cử lên làm thủ tướng).

Ông Najib Razak cũng là con trai của vị thủ tướng thứ nhì của Malaysia.

Ông khởi xướng quá trình nâng cấp quân đội bằng hợp đồng mua 18 chiếc tiêm kích Su-30MKM của Nga, tám chiếc máy bay huấn luyện MB-339CD của Ý, và bốn chiếc máy bay vận tải hạng nặng A400M của tập đoàn Airbus ở châu Âu, cùng với 48 xe tăng PT-91M của Ba Lan và nhiều khí tài cho cả không quân, hải quân và bộ binh.

Najib Razak
Phó thủ tướng Najib Razak là người khởi xướng công cuộc hiện đại hóa quốc phòng Malaysia.

Nhiều ngân sách cũng được dành cho lực lượng huấn luyện ở trong nước và ngoài nước, đồng thời trường Cao đẳng quốc phòng - cơ sở đào tạo cao nhất trong ngành quân sự của Malaysia - được nâng cấp lên thành đại học.

Nói ngắn gọn, nếu thủ tướng Mahthir Mohammad nổi tiếng là người xây dựng vị thế kinh tế và ngoại giao cho Malaysia, thì Najib Razik thuộc nhóm người tập trung vào quả đấm sắt.

Kinh tế sang quân sự

Cách đây chừng mười năm, Malaysia mới vừa thoát khỏi cơn suy thoái kinh tế trong vùng trong hai năm 1997-98, từ bỏ tư duy truyền thống chỉ tập trung vào nội địa, bắt đầu nhìn ra khu vực.

Nhân vật nhiều ảnh hưởng trong khu vực là tổng thống Suharto của Indonesia khi đó không còn nắm quyền và đất nước của ông cũng không còn ở vị trí lãnh đạo ASEAN có hiệu quả.

Sau vụ va chạm máy bay do thám giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ gần đảo Hải Nam vào tháng Tư năm 2001, mối quan hệ Trung - Mỹ xấu đi và hai bên leo thang cả về ngôn từ lẫn quân sự, bất an khu vực thêm trầm trọng.

Nhưng mối quan hệ khi yêu khi ghét giữa Malaysia và Singapore mới có thể là nguyên nhân chính khiến Kuala Lumpur có quyết định chiến lược đầu tư cho quân sự.

Đầu những năm 2000, quốc gia nhỏ thứ nhì nhưng giàu nhất và kỹ thuật hiện đại nhất của ASEAN là Singapore đặt ra một chương trình tạo ra khác biệt rất lớn với các nước láng giềng bằng kế hoạch xây dựng nền kinh tế kỹ thuật cao, đầu tư nhiều vào vật lý, sinh học ứng dụng trong y khoa và các ngành khoa học xã hội, mời khoa học gia và nhà đầu tư từ các nước trong vùng và bên ngoài vào làm việc, thiết lập quan hệ thương mại, kỹ thuật và quốc phòng với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ.

ASEAN

Khả năng của Singapore trong quá trình tăng quan hệ quốc tế trong thời điểm các lãnh đạo truyền thống của ASEAN như Indonesia, Malaysia và Thái Lan có vẻ như bị đi xuống đã đánh thức Malaysia.

Mahmud Ali (bên phải) trên tàu sân bay USS Kitty Hawk
Mahmud Ali (bên phải) là chuyên gia về các vấn đề quân sự trong vùng

Xét trong bối cảnh cạnh tranh căng thẳng trong lịch sử giữa Singapore và Kuala Lumpur, có thể thấy quyết định của Malaysia là không thể tránh khỏi.

Các khung hợp tác vùng như ASEAN, ARF và Thượng đỉnh Đông Á bảo đảm cho Malaysia và các nước láng giềng giữ tình hữu nghị.

Tuy nhiên, các vấn đề về sắc tộc và văn hóa ảnh hưởng nhiều đến quá trình tạo dựng lịch sử và bản sắc dân tộc riêng biệt.

Dù có quan hệ trong kinh tế và hành chính, Malaysia vẫn chưa giải quyết hết các tranh chấp về lãnh hải và lãnh thổ với cả Indonesia lẫn Singapore.

Mâu thuẫn đó không kéo theo bạo động nhưng không thể nào không tính đến nguy cơ tiềm ẩn khiến đối đầu gia tăng.

Mà cũng cần nhắc tới câu nói của phó thủ tướng Najib Razak trong cuộc phỏng vấn gần đây dành cho đài BBC: "ngoại giao cần được tiềm lực hậu thuẫn".