Thứ Ba, 5 tháng 5, 2009

Các Đảo Thuộc Chủ Quyền Việt Nam!!!!!

Lãnh Thổ VN mãi mãi là của VN,Chúng ta không những bảo vệ lãnh thộ trên bộ mà con cả trên biển.Các Đảo nhỏ nơi biển khơi là bằng chứng cho chúng ta thấy chủ quyền dân tộc trên từng Hải Lý
Mình sưu tầm hình ảnh và những thông tin về các đảo xa,các đảo thuộc quyền kiểm soát của quân đội NDVN chúng ta để cho mọi người hiểu thêm về nó,về tầm quan trọng và sự vất vả hy sinh của các chiến sĩ Hải Quân VN để giữ vững bờ cõi biên cương


Đảo An Bằng

An Bang (tên quốc tế: Amboyna Cay) là một cồn san hô ở phía Nam quần đảo Trường Sa, nằm tại tọa độ 7o52'10" vĩ Bắc, 112o54'10" kinh Đông. Trên đảo có một ngọn hải đăng hoạt động từ năm 1995.

Đảo gồm 2 phần: phần phía đông gồm cát và san hô, phần phía tây phủ phân chim. Đảo có vành đá ngầm bao quanh và một chóp đá cao 2,7m ở góc Tây Nam. Trên đảo có hệ thống phòng thủ của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

An Bang là hòn đảo quanh năm có sóng lớn, hòn đảo khó cập bến nhất của quần đảo Trường Sa.[1]. Chỉ cần gió cấp 3, cấp 4 thì những chuyến tàu cập đảo gặp rất nhiều khó khăn; thậm chí có những tàu, đành phải quay về hoặc chờ khi sóng lặng mới lên được đảo. [2]Có lần tàu từ đất liền đến đảo vào mùa sóng lặng nhưng xuồng chở khách vẫn không vào được, bộ đội phải nghe văn công hát qua hệ thống bộ đàm[3][4]. Tuy nhiên, mỗi năm có khoảng 8 lượt tầu của ngư dân vào đảo tránh bão hoặc nhờ giúp đỡ về lương thực, nước ngọt, hoặc y tế.

Trên đảo có ít cây. Đất được chở từ đất liền ra, phân theo đầu người để trồng rau. Rau được trồng trong chậu đất và phải liên tục di chuyển để tránh gió biển mang theo hơi nước mặn. Đến mùa biển động, sóng lớn có thể trùm qua đảo làm cho việc trồng rau còn khó khăn hơn nữa.









Đảo Bãi Tốc Tan

Đảo Tốc Tan gồm một vài mỏm đá mini nổi lên mặt nước trong dãy đá ngầm Alison Reef. Bọn bò điên gọi là Liumen Jiao, Phi gọi là De Jesus.
Những mỏm đá có thể đóng quân được đã được hải quân Việt Nam xây dựng các toà nhà 6 cạnh trên các điểm đảo Tốc Tan A, Tốc Tan B, Tốc Tan C







Đảo Đá Đông

Tọa độ 8°502N, 112°345E. Bãi đá cao tới 1 m, bao quanh một phá nước. Việt Nam đóng quân từ năm 1988. Một phần của London Reef.




Đảo Đá Lát

Đó là một cột hải đăng thuộc quần đảo Trường Sa, Khánh Hòa. Đèn độc lập giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Trường Sa điịnh hướng và xác định vị trí của mình.
Tọa độ địa dư: 8o 40'01" N -- 111o 39' 50" E .Tầm hiệu lực (tọa độ địa lý) Ban ngày: 15 hải lý,Ban đêm: 18 hải lý,Chiều cao,Tháp đèn: 42mTâm sáng: 40m,Đặc tính ánh sáng,Màu sắc: Ánh sáng trắng,Đăc tính chớp: Chớp đơn, chu kỳ 5s (0.158s+0.842s=5s),Màu sắc thân đèn: Các khoang trắng - đỏ xen kẽ,Loại đèn,Đèn chính: TRB 220,Đèn phụ: HD 300





Đảo Đá Lớn

Tọa độ 10°045N, 113°52E. Một vài mỏm đá nổi khi triều lên. Phần lớn bãi đá nổi khi triều xuống. Có 1 đầm nước. Việt Nam chiếm giữ từ năm 1988.




Đảo Đá Nam

Tọa độ 11°28N, 114°23E. Nằm tại đầu Tây Nam của North Danger Reef. Vành đá bao quanh nổi khi triều thấp. Việt Nam đóng quân từ 1988. Một phần của North Danger Reef.




Đảo Đá Sơn Ca

Đảo nằm ở vĩ độ 10°22'42"N và kinh độ 114°28'33"E; cách đảo Ba Bình 6,2 hải lý về phía Đông. Trên đảo có nhiều cây cối xanh tốt, nhiều cây sống lâu năm thích nghi với điều kiện sinh sống của loài chim sơn ca. Do có nhiều chim sơn ca thường đến đây làm tổ, nuôi con và sinh sống nên người ta đặt tên cho đảo là Sơn Ca.

Đảo hình bầu dục, dài khoảng 450 mét, rộng khoảng 130 mét, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, hình dạng thay đổi tùy thuộc vào mùa gió. Đảo có diện tích vào loại trung bình trong cụm đảo Nam Yết. Khi thủy triều xuống thấp nhất, mỏm cao nhất trên đảo có độ cao từ 3,5 đến 3,8 mét. Địa hình đảo nhô cao ở giữa, thoải dần về thềm san hô bao quanh đảo. Mặt đảo bằng phẳng, thổ nhưỡng là cát san hô phủ một lớp mùn mỏng lẫn phân chim, đảo không có nước ngọt.

Khí hậu, thủy văn ở đảo Sơn Ca mang đặc trưng Trường Sa, mùa hè mát, mùa đông ấm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Thủy triều trên đảo là chế độ nhật triều, một lần nước lên, một lần nước xuống. Số ngày nắng trên đảo thường dao động khoảng 300 ngày trong năm. Đảo chịu sự chi phối của 3 khối gió mùa Đông Bắc (mùa đông), Đông Nam và Tây Nam (mùa hè). Những tháng mùa mưa thời tiết mát mẻ hơn nhưng hay có giông gió bão.

Thực vật ở đảo bao gồm các loài bàng vuông, sồi, phi lao, muống biển và một số loài cỏ thân mềm có nguồn gốc tự nhiên và do được mang từ đất liền ra đảo. Cùng với Song Tử Tây, Sơn Ca là một trong những đảo có thảm thực vật phong phú, xanh tốt. Xung quanh đảo, biển có nhiều loài ốc, cá, hải sâm. Chim có một số loài, nhiều nhất là chim sơn ca và một số loài chim di cư. Do các hoạt động quân sự và sự săn bắt của con người nên các loài chim, cá ngày càng ít đi.

Ven đảo Sơn Ca, phía sát ngoài rìa của thềm san hô có nhiều loài cá quý như chim, thu, ngừ, mú và một số loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao. Mùa khô, sóng yên biển lặng, nhiều tàu thuyền từ ven biển Việt Nam và các nước trong khu vực đến đánh bắt, khai thác, chế biến hải sản.





Đảo Đá Tây

Tọa độ 8°52N, 112°155E. Phần phía đông là cồn cát cao 0.6 m, phía tây là rạn san hô chỉ nổi khi triều xuống. Nằm giữa là phá nước. Việt Nam dựng hải đăng năm 1994. Một phần của London Reefs.








Đảo Đá Thị

Tọa độ 100 247 vĩ Bắc, 1140 348 kinh Đông. Nổi tự nhiên khi triều xuống, một vài mỏm đá nổi khi triều cao. Việt Nam đóng quân từ 1988. Một phần của Tizard Banks.






Đảo Cô Lin

Tọa độ 9°450N, 114°138E. Nối với đá Gạc Ma. Một "cồn san hô" ở góc Đông Nam, nổi khi triều cao. Một phần của Cồn Union.




Đảo Sinh Tồn

Sinh Tồn (tên quốc tế: Sin Cowe Island) là một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa, nằm tại tọa độ. Đảo này cùng với các đảo, đá, bãi phụ cận là địa phận của xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam.

Việt Nam đóng quân trên đảo Sinh Tồn từ năm 1974. Đảo này chỉ cách đá Gạc Ma vài hải lý, nơi xảy ra chiến sự giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 1988.

Sinh Tồn là hòn đảo có ý nghĩa chiến lược đối với quần đảo Trường Sa. Trên đảo có một tấm biển ghi lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời và có biển. Bờ biển của ta dài và đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó".

Trên đảo nuôi được lợn, gà, vịt, chó, trồng các loại rau như rau cải, rau muống, mồng tơi và rau đay bằng đất chở từ đất liền ra. Cây xanh lớn trên đảo chủ yếu là các cây phong ba, bão táp, bàng vuông, dừa và mù u để chống sóng.






Đảo Len Đao

Tọa độ 9°457N, 114°218E. Cồn cát với vành đá ngầm bao quanh. Một phần của Union Banks.



Đảo Nam Yết

Nam Yết (tên quốc tế: Namyit) là một hòn đảo thuộc chủ quyền Việt Nam trong quần đảo Trường Sa, ở tọa độ 10o11’00’’ độ vĩ Bắc; 114o21’42’’ độ kinh Đông, cách đảo Ba Bình do Đài Loan đang chiếm giữ khoảng 10 hải lý về phía Tây Nam, cách đảo Ga Ven do Trung Quốc đang chiếm giữ khoảng 6 hải lý về phía Đông.

Đảo rộng 96.500m2, cách xa đất liền hơn hai ngày, hai đêm đi tàu thủy. Quanh đảo có bờ kè bằng bê tông, được xây dựng trong 8 năm, từ năm 1998 đến năm 2006 thì hoàn thành. Đảo có một vành đá san hô bao quanh và có chim biển sinh sống. Trên đảo có nhiều cây xanh: dừa, nhào, mù u, phi lao, keo, phong ba, bão táp...






Đảo Núi Lé

Tọa độ 8°45N, 114°11E. Chỉ nổi khi triều xuống. Bao quanh một đầm nước. Việt Nam chiếm giữ từ năm 1988.




Đảo Phan Vinh

Đảo Phan Vinh (tên quốc tế: Pearson Reef), tên cũ là Hòn Sập là một hòn đảo san hô thuộc quần đảo Trường Sa, nằm tại tọa độ 8o56' vĩ Bắc, 113o38' kinh Đông, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 430 hải lý. Đảo này được hải quân nhân dân Việt Nam quản lý, cắm cờ từ năm 1988 sau khi Trung Quôc gây hấn tại quần đảo Trường Sa

Đảo được đặt tên theo trung úy Nguyễn Phan Vinh, người Điện Bàn, thuyền trưởng của nhiều con tàu không số trong Chiến tranh Việt Nam[1].

Đảo Phan Vinh chỉ nổi khi thủy triều xuống thấp, khi triều lên chỉ có một vài mỏm đá nổi cao hơn mặt nước.








Đảo Sinh Tồn Đông

Sinh Tồn Đông (tên quốc tế: Sin Cowe East Island) là một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa, tại tọa độ 9o52’30’’độ vĩ Bắc, 114o34’45’’ độ kinh Đông, cách bờ biển Việt Nam gần 300 hải lý. Đảo dài 200m, rộng 40m, nằm trên nền san hô ngập nước kéo dài từ chân đảo ra khoảng 400m.

Đảo thuộc xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam.

Đảo Sinh Tồn Đông ở gần đảo Sinh Tồn và nằm trong khu vực có nhiều bãi đá ngầm do nhiều nước chiếm đóng, trong đó có Đá Gạc Ma, nơi xảy ra Hải chiến Trường Sa 1988 và Trung Quốc chiếm đóng kể từ đó.

Hải quân Nhân dân Việt Nam bắt đầu đóng quân trên đảo Sinh Tồn Đông từ ngày 15 tháng 3 năm 1978. Đảo được xây kè bê tông và hệ thống phòng thủ quân sự. Trên đảo có cây xanh, trồng được rau.






Đảo Song Tử Tây

Song Tử Tây (tên quốc tế: Southwest Cay) là một cồn san hô trong quần đảo Trường Sa. Đảo nằm tại tọa độ 11o26' vĩ Bắc, 114o20' kinh Đông, thuộc xã đảo Song Tử Tây, huyện Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam.
đảo Song Tử Tây, xã Song Tử Tây, huyện Trường Sa, Khánh Hòa

Song Tử Tây cách đảo Song Tử Đông 2,82 km và có thể nhìn thấy đảo này ở đường chân trời. Đảo có điểm cao nhất quần đảo: 4 m trên mực nước biển. Vành đá bao quanh nổi một phần khi triều lên. Đây đã từng là nơi đẻ trứng của chim và được phủ bởi cây và phân chim.

Việt Nam dựng ngọn hải đăng đầu tiên trên quần đảo Trường Sa tại đây vào tháng 10 năm 1993. Đây là hải đăng cấp 1, thuộc hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải quốc tế[1]. Trên đảo còn có một đường băng và một tòa nhà 3 tầng làm nơi đóng quân, có một trạm khí tượng thủy văn.

Trên đảo trồng nhiều cây xanh như phong ba, bão táp, mu, keo lá tràm, nhầu, phi lao, bàng vuông, tra biển... Đảo trồng được rau và tự túc được rau xanh quanh năm. Trên đảo còn chăn nuôi bò, lợn, chó, gà, vịt..








Đảo Thuyền Trài

Tọa độ 8°10N, 113°18E. San hô. Đỉnh đá cao nhất cao 4,5 m tại mũi Tây Nam. Phần lớn bãi đá nổi khi triều lên. Một số khoảnh có cát. Dài 29 km. Các công trình quân sự mới được nâng cấp gần đây. Việt Nam chiếm giữ từ năm 1987.




Đảo Tiên Nữ
Đảo tiên nữ nằm ở tọa độ 8025'00'' vĩ bắc,114039'00'' độ kinh đông ,dài 9km rộng 8km .là một trong những đảo xa nhất đất liền ,cách cam ranh hơn 700 km .Đảo là vành đai san hô khép kín,gắn liền với huyền thoại về một người con gái xuất hiện giữa biển khơi,mang bình yên đến cho đảo này.Thềm san hô quanh đảo có chiều rộng từ 300-500m.Phía trong vành đai san hô là hồ có kích thước 7.5km x 3.4 km .Đảo có vị trí chính trị ,kinh tế quân sự quan trọng,nằm trong khu vực 3 của quần đẩo trường sa .Khoảng cách từ đảo tiên nữ đến các đảo Núi lé,tốc tan,phan vinh không xa,thuận lợi cho việc đi lại thông tin,giao lưu,đây cững là chỗ dựa tin cậy cho ngư dân đánh bắt thủy sản.
Đảo nằm ngoài cùng bên phía đông của quần đảo trường sa ,với vị trí tiền tiêu như vậy,đảo rễ ràng phát hiện mục tiêu từ xa.cùng với đảo trường sa ,đảo tạo thành lá chắn ,bỏ vệ sườn phía đông của tổe quốc.Trên đảo có nhà lục giác là công trình phòng thủ,sẵn sàng chiến đấu vừa là nơi ăn nghỉ của bộ đội





Đảo Trường Sa Đông

Tọa độ 8°55N, 112°21E. Phần Tây Nam là một bờ cát chỉ nổi chút ít khi triều lên. Phần còn lại là đá san hô ngập nước bao quanh một đầm nước. Việt Nam chiếm giữ từ năm 1978. Một phần của dải san hô London.






Đảo Trường Sa Lớn

Trường Sa (tên quốc tế: Spratly) hay Trường Sa Lớn là hòn đảo nằm ở trung tâm quần đảo Trường Sa, tại tọa độ 8o38’30’’ độ vĩ Bắc, 111o55’55’’ độ kinh Đông, khoảng cùng vĩ độ với mũi Cà Mau.

Trường Sa Lớn ở cách Cam Ranh khoảng 450 km, cách Vũng Tàu hơn 500 km đường biển. Đảo có hình dáng gần giống một tam giác vuông, diện tích khoảng 0,2 km2, là đảo lớn thứ tư của quần đảo. Đảo có giếng nước tương đối ngọt, là nguồn nước quan trọng thứ 2 sau nước mưa[1]. Trên đảo có chòi đá cao 5,5 m ở mũi phía nam, một đường băng và một cảng cá. Vành đá ngầm bao quanh đảo nổi trên mặt nước khi triều xuống.

Trường Sa Lớn là nơi thuận lợi cho tàu đánh cá của ngư dân vào neo đậu, tránh bão. Xung quanh đảo có thềm san hô rộng lớn với nhiều loài cá quí có sản lượng lớn như cá ngừ, cá thu, cá mú, tôm hùm và nhiều loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao.

Quân lực Việt Nam Cộng hòa đóng trên đảo từ năm 1974. Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm đảo ngày 29 tháng 4 năm 1975 và đóng quân trên đảo cho đến nay. Năm 1985, đảo được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Bên cạnh đó, đảo còn nhận được nhiều phần thưởng khác như Huân chương chiến công hạng II, III; cờ thi đua của Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân...

Trường Sa Lớn là thị trấn Trường Sa, nơi đóng Trụ sở Ủy ban Nhân dân huyện Trường Sa, Khánh Hòa[2]. Trên đảo còn có Trung tâm cứu hộ, cứu nạn; Trạm khí tượng hải văn.






Một góc đường băng của sân bay trên đảo Trường Sa lớn


Sưu tầm và tổng hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét