''Tội vả đài phát thanh''
VietCatholic News (27 Mar 2009 17:03)
Cùng với những tiến bộ của khoa học kĩ thuật, ngôn ngữ đời thường cũng có những biến đổi với những chi tiết hết sức thú vị. Tôi không có tham vọng làm một bài nghiên cứu về đề tài này, mà chỉ muốn thông qua vài cách diễn tả của người trẻ cống hiến cho quí vị độc giả đôi ba chi tiết thú vị trong đời sống thường nhật, đồng thời gợi mở chút ít suy tư nho nhỏ.
Chuyện thường ngày qua lăng kính người trẻ
Một hôm, khi trao đổi vài ba câu chuyện với một nhóm bạn trẻ, tôi hỏi thăm họ về một người bạn trong nhóm vẫn thường đi chung với họ, nhưng lại vắng mặt hôm đó. Một bạn trẻ nói với tôi: “Thằng H bị hỏng cạc tiếng và cạc màn hình rồi!” Tôi hỏi lại là chuyện máy vi tính bị hỏng có liên quan gì với việc H vắng mặt. Cả đám cười phá lên vì tôi đã trở nên quá lạc lõng, không hiểu điều bạn trẻ kia muốn nói. Sau đó các bạn giải thích cho tôi rằng H bị tai nạn xe máy phải khâu vết thương ở miệng, hiện không nói được, cậu ta cũng bị một vết thương phải khâu ở một bên mắt rồi phải băng bó nên tạm thời cũng chỉ nhìn được bằng một mắt. Các bạn trẻ đã dùng những từ ngữ thuộc ngành vi tính để nói về tình trạng của H, rằng “Thằng H bị hỏng cạc tiếng và cạc màn hình rồi!”
Trong đời sống thường ngày, các bạn trẻ còn tạo ra rất nhiều từ và cách diễn tả khác, nhiều khi rất xa lạ, nếu không muốn nói là “ngoại ngữ” đối với những người lớn tuổi đôi chút.
Một lần khác, tôi thoáng nghe được một cuộc tranh luận sôi nổi của vài người bạn thân, một câu nói khá thú vị trong cách diễn tả bật lên khiến tôi không còn cách nào khác là ghi nhớ lại: “Mày ăn nói không hẳn hoi tao vả vỡ cái đài phát thanh của mày.” Tôi thầm nghĩ người nhận được câu nói như thể hẳn phải bực mình lắm.
Đến hình ảnh của một phiên toà
Hồi cuối tháng 3-2007, tại thành phố Huế diễn ra một phiên toà gây nên sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong và ngoài nước. Phiên toà ấy gần như đã trở thành biểu tượng cho sự vi phạm trắng trợn quyền bày tỏ ý kiến tại Việt Nam, không phải vì những cuộc tranh luận căng thẳng diễn ra tại toà, mà vì một hình ảnh có sức thuyết phục hơn tất cả mọi bài diễn văn hùng hồn, những bản giải trình chi tiết.
Ngày cuối tháng ba đó, con tim hàng triệu người đã nhói đau khi xem trên mạng thông tin toàn cầu hình ảnh linh mục Nguyễn Văn Lý bị còng tay, tiều tuỵ trong y phục dân sự, đang bị hai anh công an lôi vào phòng xử án không khác gì kiểu người ta đối xử với những nô lệ thời Trung cổ. Liền sau đó, một hình ảnh khác khiến người Việt phải tủi hổ vì nền tư pháp Việt Nam. Sau lời tuyên án của ông chánh án, linh mục Nguyễn Văn Lý liền lớn tiếng nói gì đó, một người đàn ông vạm vỡ, mặc quần áo dân sự và luôn đứng sau lưng linh mục, lập tức giơ tay bịt miệng linh mục.
Sau sự kiện này, nhà cầm quyền Việt Nam đã tung ra những hình ảnh nguỵ tạo, những kiểu giải thích lòng vòng, nhưng chẳng thể nào biện minh cho lối hành xử thô bạo, bất chấp tất cả mọi thứ luật pháp, vì chỉ hình ảnh đó thôi đã đủ nói lên cách xử án theo kiểu rừng rú của họ.
Để lí giải cho những đòn hằn học
Những ngày cuối tháng ba hai năm sau đó, những thông tin về cách quấy nhiễu theo kiểu xã hội đen đối với luật sư Lê Trần Luật và Tạ Phong Tần cũng khiến biết bao người lo lắng cho sự an nguy của hai người đó. Điều mà mọi người đều thấy rõ là nhà cầm quyền không muốn cho luật sư Lê Trần Luật và cô Tạ Phong Tần có mặt để bào chữa cho tám giáo dân trong phiên toà phúc thẩm ngày 27-3-2009.
Sau khi toà phúc thẩm tuyên bố y án phiên toà sơ thẩm, nhiều người đã lập tức đặt câu hỏi rằng như vậy thì hà cớ gì phải bày ra chừng đó trò lưu manh, chừng đó thói côn đồ để chỉ khiến cho bộ mặt nhà cầm quyền đã nhem nhuốc lại càng thêm nhuốc nhem.
Quí vị thử đặt mình vào vị trí của người bạn trẻ bị mắng một câu: “Mày ăn nói không hẳn hoi tao vả vỡ cái đài phát thanh của mày”, hoặc quí vị thử đặt mình vào địa vị của linh mục Nguyễn Văn Lý và thử nghĩ xem khi bị tấn công vào trúng miệng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, người ta sẽ đau đớn và ấm ức tới chừng nào.
Vậy mà luật sư Lê Trần Luật lại đã cùng với những giáo dân Thái Hà kiện báo Hà nội mới, kiện Đài truyền hình về tội thông tin sai sự thật. Kẻ thấp cổ bé họng bị tấn công trúng miệng đau một, thì kẻ quen thói ngạo mạn, vốn đã quen trò “múa võ vườn hoang”, quen trò chỉ có mình mới có quyền rêu rao dạy bảo, lại chưa từng bị tấn công trực diện như thế bao giờ, những kẻ đó phải tức giận gấp không dưới ngàn lần kẻ thấp cổ bé họng kia.
Suy cho cùng, luật sư Lê Trần Luật hẳn không thân với nhà cầm quyền ở mức bỗ bã giữa đám bạn bè, vậy mà bằng hành động, nói theo kiểu bạn trẻ nọ, ông đã dám nói với nhà cầm quyền rằng “Mày ăn nói không hẳn hoi tao vả vỡ cái đài phát thanh của mày”.
Hoàng Cúc
VietCatholic News (27 Mar 2009 17:03)
Cùng với những tiến bộ của khoa học kĩ thuật, ngôn ngữ đời thường cũng có những biến đổi với những chi tiết hết sức thú vị. Tôi không có tham vọng làm một bài nghiên cứu về đề tài này, mà chỉ muốn thông qua vài cách diễn tả của người trẻ cống hiến cho quí vị độc giả đôi ba chi tiết thú vị trong đời sống thường nhật, đồng thời gợi mở chút ít suy tư nho nhỏ.
Chuyện thường ngày qua lăng kính người trẻ
Một hôm, khi trao đổi vài ba câu chuyện với một nhóm bạn trẻ, tôi hỏi thăm họ về một người bạn trong nhóm vẫn thường đi chung với họ, nhưng lại vắng mặt hôm đó. Một bạn trẻ nói với tôi: “Thằng H bị hỏng cạc tiếng và cạc màn hình rồi!” Tôi hỏi lại là chuyện máy vi tính bị hỏng có liên quan gì với việc H vắng mặt. Cả đám cười phá lên vì tôi đã trở nên quá lạc lõng, không hiểu điều bạn trẻ kia muốn nói. Sau đó các bạn giải thích cho tôi rằng H bị tai nạn xe máy phải khâu vết thương ở miệng, hiện không nói được, cậu ta cũng bị một vết thương phải khâu ở một bên mắt rồi phải băng bó nên tạm thời cũng chỉ nhìn được bằng một mắt. Các bạn trẻ đã dùng những từ ngữ thuộc ngành vi tính để nói về tình trạng của H, rằng “Thằng H bị hỏng cạc tiếng và cạc màn hình rồi!”
Trong đời sống thường ngày, các bạn trẻ còn tạo ra rất nhiều từ và cách diễn tả khác, nhiều khi rất xa lạ, nếu không muốn nói là “ngoại ngữ” đối với những người lớn tuổi đôi chút.
Một lần khác, tôi thoáng nghe được một cuộc tranh luận sôi nổi của vài người bạn thân, một câu nói khá thú vị trong cách diễn tả bật lên khiến tôi không còn cách nào khác là ghi nhớ lại: “Mày ăn nói không hẳn hoi tao vả vỡ cái đài phát thanh của mày.” Tôi thầm nghĩ người nhận được câu nói như thể hẳn phải bực mình lắm.
Đến hình ảnh của một phiên toà
Hồi cuối tháng 3-2007, tại thành phố Huế diễn ra một phiên toà gây nên sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong và ngoài nước. Phiên toà ấy gần như đã trở thành biểu tượng cho sự vi phạm trắng trợn quyền bày tỏ ý kiến tại Việt Nam, không phải vì những cuộc tranh luận căng thẳng diễn ra tại toà, mà vì một hình ảnh có sức thuyết phục hơn tất cả mọi bài diễn văn hùng hồn, những bản giải trình chi tiết.
Ngày cuối tháng ba đó, con tim hàng triệu người đã nhói đau khi xem trên mạng thông tin toàn cầu hình ảnh linh mục Nguyễn Văn Lý bị còng tay, tiều tuỵ trong y phục dân sự, đang bị hai anh công an lôi vào phòng xử án không khác gì kiểu người ta đối xử với những nô lệ thời Trung cổ. Liền sau đó, một hình ảnh khác khiến người Việt phải tủi hổ vì nền tư pháp Việt Nam. Sau lời tuyên án của ông chánh án, linh mục Nguyễn Văn Lý liền lớn tiếng nói gì đó, một người đàn ông vạm vỡ, mặc quần áo dân sự và luôn đứng sau lưng linh mục, lập tức giơ tay bịt miệng linh mục.
Sau sự kiện này, nhà cầm quyền Việt Nam đã tung ra những hình ảnh nguỵ tạo, những kiểu giải thích lòng vòng, nhưng chẳng thể nào biện minh cho lối hành xử thô bạo, bất chấp tất cả mọi thứ luật pháp, vì chỉ hình ảnh đó thôi đã đủ nói lên cách xử án theo kiểu rừng rú của họ.
Để lí giải cho những đòn hằn học
Những ngày cuối tháng ba hai năm sau đó, những thông tin về cách quấy nhiễu theo kiểu xã hội đen đối với luật sư Lê Trần Luật và Tạ Phong Tần cũng khiến biết bao người lo lắng cho sự an nguy của hai người đó. Điều mà mọi người đều thấy rõ là nhà cầm quyền không muốn cho luật sư Lê Trần Luật và cô Tạ Phong Tần có mặt để bào chữa cho tám giáo dân trong phiên toà phúc thẩm ngày 27-3-2009.
Sau khi toà phúc thẩm tuyên bố y án phiên toà sơ thẩm, nhiều người đã lập tức đặt câu hỏi rằng như vậy thì hà cớ gì phải bày ra chừng đó trò lưu manh, chừng đó thói côn đồ để chỉ khiến cho bộ mặt nhà cầm quyền đã nhem nhuốc lại càng thêm nhuốc nhem.
Quí vị thử đặt mình vào vị trí của người bạn trẻ bị mắng một câu: “Mày ăn nói không hẳn hoi tao vả vỡ cái đài phát thanh của mày”, hoặc quí vị thử đặt mình vào địa vị của linh mục Nguyễn Văn Lý và thử nghĩ xem khi bị tấn công vào trúng miệng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, người ta sẽ đau đớn và ấm ức tới chừng nào.
Vậy mà luật sư Lê Trần Luật lại đã cùng với những giáo dân Thái Hà kiện báo Hà nội mới, kiện Đài truyền hình về tội thông tin sai sự thật. Kẻ thấp cổ bé họng bị tấn công trúng miệng đau một, thì kẻ quen thói ngạo mạn, vốn đã quen trò “múa võ vườn hoang”, quen trò chỉ có mình mới có quyền rêu rao dạy bảo, lại chưa từng bị tấn công trực diện như thế bao giờ, những kẻ đó phải tức giận gấp không dưới ngàn lần kẻ thấp cổ bé họng kia.
Suy cho cùng, luật sư Lê Trần Luật hẳn không thân với nhà cầm quyền ở mức bỗ bã giữa đám bạn bè, vậy mà bằng hành động, nói theo kiểu bạn trẻ nọ, ông đã dám nói với nhà cầm quyền rằng “Mày ăn nói không hẳn hoi tao vả vỡ cái đài phát thanh của mày”.
Hoàng Cúc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét