Thứ Tư, 6 tháng 5, 2009

Bàn về tiềm lực quân sự Malaysia


Bàn về tiềm lực quân sự Malaysia

Malaysia tiếp nhận chiếc tàu ngầm đầu tiên, mang tên vị thủ tướng đầu tiên Tunku Abdul Rahman.

Tàu ngầm Scorpène
Hai chếc tàu ngầm của Malaysia thuộc dòng Scorpène

Con tầu được đóng ở Cherbourg, và giao nhận tại cảng hải quân của Pháp ở Toulon.

Một chiếc tàu ngầm khác nữa của Malaysia, mang tên vị thủ tướng thứ hai Tun Abdul Razak dự kiến cũng sẽ được giao nhận ở cảng Cartagena của Tây Ban Nha.

Hai chiếc đều thuộc dòng Scorpène, có khả năng tấn công tàu và tàu ngầm của đối phương bằng tên lửa, thủy lôi và mìn từ độ sâu 200m.

Sau khi được biên chế vào đội ngũ, hai chiếc tàu ngầm sẽ gia tăng đáng kể tiềm lực phòng thủ của Malaysia xung quanh lãnh hải của mình.

Vấn đề là phòng thủ trước ai?

Hai chiếc tàu ngầm tấn công được đặt hàng từ năm 2002 trong chính sách hiện đại hóa toàn diện do phó thủ tướng và cũng là bộ trưởng quốc phòng thời bấy giờ đề ra (hiện đang là bộ trưởng tài chính và được đề cử lên làm thủ tướng).

Ông Najib Razak cũng là con trai của vị thủ tướng thứ nhì của Malaysia.

Ông khởi xướng quá trình nâng cấp quân đội bằng hợp đồng mua 18 chiếc tiêm kích Su-30MKM của Nga, tám chiếc máy bay huấn luyện MB-339CD của Ý, và bốn chiếc máy bay vận tải hạng nặng A400M của tập đoàn Airbus ở châu Âu, cùng với 48 xe tăng PT-91M của Ba Lan và nhiều khí tài cho cả không quân, hải quân và bộ binh.

Najib Razak
Phó thủ tướng Najib Razak là người khởi xướng công cuộc hiện đại hóa quốc phòng Malaysia.

Nhiều ngân sách cũng được dành cho lực lượng huấn luyện ở trong nước và ngoài nước, đồng thời trường Cao đẳng quốc phòng - cơ sở đào tạo cao nhất trong ngành quân sự của Malaysia - được nâng cấp lên thành đại học.

Nói ngắn gọn, nếu thủ tướng Mahthir Mohammad nổi tiếng là người xây dựng vị thế kinh tế và ngoại giao cho Malaysia, thì Najib Razik thuộc nhóm người tập trung vào quả đấm sắt.

Kinh tế sang quân sự

Cách đây chừng mười năm, Malaysia mới vừa thoát khỏi cơn suy thoái kinh tế trong vùng trong hai năm 1997-98, từ bỏ tư duy truyền thống chỉ tập trung vào nội địa, bắt đầu nhìn ra khu vực.

Nhân vật nhiều ảnh hưởng trong khu vực là tổng thống Suharto của Indonesia khi đó không còn nắm quyền và đất nước của ông cũng không còn ở vị trí lãnh đạo ASEAN có hiệu quả.

Sau vụ va chạm máy bay do thám giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ gần đảo Hải Nam vào tháng Tư năm 2001, mối quan hệ Trung - Mỹ xấu đi và hai bên leo thang cả về ngôn từ lẫn quân sự, bất an khu vực thêm trầm trọng.

Nhưng mối quan hệ khi yêu khi ghét giữa Malaysia và Singapore mới có thể là nguyên nhân chính khiến Kuala Lumpur có quyết định chiến lược đầu tư cho quân sự.

Đầu những năm 2000, quốc gia nhỏ thứ nhì nhưng giàu nhất và kỹ thuật hiện đại nhất của ASEAN là Singapore đặt ra một chương trình tạo ra khác biệt rất lớn với các nước láng giềng bằng kế hoạch xây dựng nền kinh tế kỹ thuật cao, đầu tư nhiều vào vật lý, sinh học ứng dụng trong y khoa và các ngành khoa học xã hội, mời khoa học gia và nhà đầu tư từ các nước trong vùng và bên ngoài vào làm việc, thiết lập quan hệ thương mại, kỹ thuật và quốc phòng với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ.

ASEAN

Khả năng của Singapore trong quá trình tăng quan hệ quốc tế trong thời điểm các lãnh đạo truyền thống của ASEAN như Indonesia, Malaysia và Thái Lan có vẻ như bị đi xuống đã đánh thức Malaysia.

Mahmud Ali (bên phải) trên tàu sân bay USS Kitty Hawk
Mahmud Ali (bên phải) là chuyên gia về các vấn đề quân sự trong vùng

Xét trong bối cảnh cạnh tranh căng thẳng trong lịch sử giữa Singapore và Kuala Lumpur, có thể thấy quyết định của Malaysia là không thể tránh khỏi.

Các khung hợp tác vùng như ASEAN, ARF và Thượng đỉnh Đông Á bảo đảm cho Malaysia và các nước láng giềng giữ tình hữu nghị.

Tuy nhiên, các vấn đề về sắc tộc và văn hóa ảnh hưởng nhiều đến quá trình tạo dựng lịch sử và bản sắc dân tộc riêng biệt.

Dù có quan hệ trong kinh tế và hành chính, Malaysia vẫn chưa giải quyết hết các tranh chấp về lãnh hải và lãnh thổ với cả Indonesia lẫn Singapore.

Mâu thuẫn đó không kéo theo bạo động nhưng không thể nào không tính đến nguy cơ tiềm ẩn khiến đối đầu gia tăng.

Mà cũng cần nhắc tới câu nói của phó thủ tướng Najib Razak trong cuộc phỏng vấn gần đây dành cho đài BBC: "ngoại giao cần được tiềm lực hậu thuẫn".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét