Thứ Ba, 5 tháng 5, 2009

Những Tiếng Kêu Cứu Của Chị Em Công Nhân Tại Amman, Jordan

--Chuyện LDXK tại Jordan từ năm 2008:(DT) Hình người phụ nữ nằm phía trong, kế bức tường loang lổ, nếu không muốn nói gọi là dơ bẩn, với song cửa xem giống như những chuồng nuôi súc vật do công ty W & D Apparel cấp, chủ nhân là James Shen (http://www.importgenius.com/shipments/w-d-apparel-jordan-corp.html), đó là chi. Nguyễn Thị Lâm, quê ở Thanh Hóa. Đó cũng là tình cảnh nói chung của khoảng 265 công nhân đang Việt Nam đang lao động tại Jordan, trong đó chỉ có 4 nam, số còn lại là những phụ nữ nằm trong hạng tuổi thanh xuân khoảng từ 20 đến 32 tuổi. Chị Lâm vì qúa tuyệt vọng, đã 2 lần toan tính tự tử bằng thuốc diệt cỏ nhưng được cứu sống. Những viễn cảnh huy hoàng của cuộc sống qua những hứa hẹn của bọn môi giới, bọn làm trong Bộ Lao Động, và bọn làm trong Bộ Thương Binh Xã Hội, trong đó có Trung Tâm Xuất Khẩu Lao Động V-Coalimax (hình trên). Khi công nhân còn ở Việt Nam, bọn này chắc chắn rằng mỗi công nhân khi sang Jordan làm việc sẽ lãnh được 300 đô một tháng, còn theo hợp đồng chỉ có 220 đô một tháng. Ấy thế, khi người công nhân đã đặt chân tới Jordan, mọi việc đã đổi khác, họ chỉ còn lãnh chỉ có 80 đô, người nào làm giỏi lắm, được 120 đô là tối đa. Cộng thêm việc ăn ở vô cùng khắc nghiệt, chỗ ở tồi tệ thiếu vệ sinh, vòi nước nhỏ giọt, không đủ nước tắm rửa. Một phòng rất chật hẹp, hôi hám mà phải chứa đến 8 công nhân. Phải nói khí hậu tại Jordan thay đổi rất bất thường, hôm nay có thể nóng nực lên đến 42 độ C, nhưng ngày mai lại có tuyết lạnh, và việc này cũng làm khó khăn đối với các công nhân. Đồ ăn tanh tưởi, cơm thiếu, ăn không đủ no. Còn làm việc từ 7:30 sáng, làm thẳng không nghỉ cho đến 12 giờ trưa, xong được nghỉ 30 phút ăn uống rồi vào lại làm việc cho đến 11, 12 giờ đêm, có khi làm đến 1 giờ sáng luôn, vị chi, mỗi công nhân bị buộc phải làm việc từ 16-18 tiếng mỗi ngày. Làm việc cực khổ thế mà chẳng công nhân nào có dư để gởi tiền về nuôi chồng con hay nuôi gia đình. Nhận thấy rõ mình bị bóc lột sức lao động qúa tàn nhẫn, nên hầu hết tất cả công nhân Việt Nam đều đứng lên một lượt để đình công, sự việc xảy ra vào 19 tháng 2 năm 2008. Đây là đêm kinh hoàng của công nhân Việt Nam tại Jordan, có nhiều chị em công nhân đã bị ngất xỉu.....
Thế là cảnh sát Jordan được điều động tới để đàn áp cuộc biểu tình bằng cách xịt hơi cay và đánh đập tàn nhẫn. Tin tức cuộc đàn áp may mắn được đến tai tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc của BPSOS (Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển). TS Thắng gọi ngay cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và được giới thiệu với tổ chức International Organization for Migration. IOM là một tổ liên quốc gia, lo về di dân, có trang nhà tại <: http://www.iom.int/jahia/jsp/index.jsp>, đã lên tiếng với chính quyền Jordan, và chính quyền Jordan cử người của Bộ Lao Động đến giám sát và giải quyết sự việc. Nhờ sự lên tiếng này, một số chị em đang bị thương tích vì cảnh sát đánh đập, được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Vào thời điểm đó, nhà cầm quyền Hà Nội cũng cữ một phải đoàn người Việt gồm các ông như sau:
1) Trương Xuân Thanh, Phó Cục Lãnh Sự, thuộc Bộ Ngoại Giao.
2) Trần Việt Tú, Phó Tổng Lãnh Sự tại Tòa Đại Sứ Ai Cập.
3) Ông Trang, đại diện cho Bộ Lao Động.
4) Ông Tạo, đại diện cho Bộ Lao Động.
5) Trịnh Quang Trung, giám đốc công ty da giày.
6) La Thanh Khương, giám đốc môi giới, xuất khẩu lao động.
7) Phan Ông Việt, giám đốc công ty da.
8) Ông Phương, trợ lý giám đốc cho ông Việt.
Chị em phụ nữ đã bị đánh đập, trong đó có tên Phương (8) đã nắm tóc chị Trương Thị Ánh, bẽ quặp tay chị, kéo chị lôi đi. Trước đó, chị Ánh cũng là người bị cảnh sát Jordan đánh đến bất tỉnh. Hiện tại chị luôn bị mê sảng như người mất trí. Chị Trần Thị Giang cũng là một nạn nhân tương tự, cũng bị nắm tóc và đánh đập, tất cả nằm trong video1 (http://www.youtube.com/watch?v=ilxAMVvra).
...Trong khi đó các công nhân Việt Nam đang bị bỏ đói, đang sống trong những điều kiện tồi tệ nhất của một con người. Khi sự việc đã xảy ra như thế, đa số công nhân đều mong muốn trở về quê nhà vì làm việc không đủ tiền để sống và gởi về cho gia đình. Công nhân nào muốn về nhà thì phải viết vào biên bản là "Không Đủ Sức Khỏe Để Làm Việc".
Đây là một việc làm lừa bịp, bất nhân của bọn chó săn đại diện cho nhà cầm quyền Việt Nam. Vì nếu về nước vì lý do đó, người công nhân phải trả hết 25 triệu cho tiền đi xuất khẩu lao động và phải chịu trả 1000 đô cho tiền vé máy bay về VN. Thành ra nhiều công nhân đi về nước bị mang nợ ngập đầu, lãi mẹ đẽ lãi con với tiền lời cá mập. Trước khi ra đi, có người phải cầm luôn cả sổ đỏ (giấy nhà đất) vì họ mong rằng mỗi tháng họ được ít ra 220 đô như hợp đồng để họ có thể trả nợ và dư ra tí đỉnh. Qua đoạn audio đính kèm với bài viết này, chúng ta có thể nghe giọng nói của chị Nguyễn Thị Luyến, quê ở Phú Thọ, chị đã về nước, nhưng hiện tại mang nợ ngập đầu, trong tình trạng sống không ra sống, chết không ra chết. Chị đã đi khắp mọi nơi, từ những văn phòng Bộ Lao Động cho tới văn phòng Thủ Tướng để khiếu kiện, nhưng vẫn không có một ai ngó ngàng đến. Đã vậy, chị còn bị bọn công an hăm dọa đủ điều nếu chị muốn tiếp tục kiện cáo bọn lường gạt. Lúc đầu, chị bị giựt mất bóp giấy tờ và điện thoại, bọn chúng nói đó chỉ là cảnh cáo. Nếu chị tiếp tục bọn chúng có thể làm những việc tồi tệ hơn. Cuối cùng bọn công an cho xã hội đen đâm xe vào chị làm gẫy mất 4 chiếc răng. Đây không phải là tình cảnh đau thương của một người mà là tình cảnh đau thương chung của 167 người công nhân Jordan đã về nước. Trong sự việc lường gạt, bóc lột sức lao động của công nhân, còn có việc lường gạt nơi chốn đi lao động. Cô Nguyễn Thị Hồng Gấm, quê ở Sơn La tưởng mình được đi lao động tại Mã Lai, cuối cùng bị chuyển qua Jordan mà cô chẳng hay biết. Trường hợp thứ hai, 2 chị em tên Tấn Thị Lan và Tấn Thị Hạnh, quê tại Thạch Thất, Hà Tây, tưởng qua Đài Loan làm việc, ai dè cũng bị đưa qua Jordan.
Có một trường hợp rất đặc biệt và thương tâm, cô Phương Anh, 28 tuổi, đã bị đá bầm trán, nay vẫn còn ho ra máu và bụng cứ trương phình lên, da tái mét. Chính cô là người bị tên Trương Xuân Thanh hăm dọa rằng về Việt Nam sẽ bị bắt giam vì họ nghĩ rằng cô cầm đầu cuộc biểu tình. Hiện tại cô còn đang ở lại Jordan với ước mơ sẽ được sống một cuộc sống tự do, và chăm chỉ làm việc để gởi tiền về nuôi mẹ gìa còn ở Việt Nam. Hỏi chị có muốn qua Mỹ sống ??? chị nói chị rất thích nước Mỹ được sự tự do. Không hiểu rằng những người bị đàn áp như chị có quyền xin tị nạn chính trị tại Mỹ không ???
Ở đây, phải nói Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng là người rất sốt sắng trong việc giải cứu những công nhân Việt Nam tại Jordan. Chúng ta có thể xem tiếp theo video2 với sự trình bày của TS: <: http://www.youtube.com/watch?v=bxhELP8GOok&feature=related>
Ngoài những lời hăm dọa của Bộ Ngoại Giao qua ông Trường Xuân Thanh, Thứ Trưởng Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội Nguyễn Thanh Hòa cũng cảnh cáo tương tự rằng công nhân khi về nước sẽ bị trừng phạt vì vi phạm luật.
...Đây chẳng qua là một cuộc buôn người qúa tàn nhẫn, bóc lột tận kiệt sức lao động của chị em công nhân Việt Nam. Tại sao mức lương trong hợp đồng 220 đô một tháng, trong khi chị em công nhân chỉ lãnh từ 80 đô cho tới 120 đô, không một báo nào ở trong nước nhắc đến lý do tại sao các công nhân biểu tình đình công ??? mà chỉ tố cáo bừa bãi TS Nguyễn Đình Thắng kích động. TS Thắng kích động gì, khi mà cuộc biểu tình đã xảy ra trước đó. Qúy vị tìm thấy gì nếu đọc qua tờ Công An Nhân Dân dưới đây:
<: http://www.cand.com.vn/vi-VN/binhluan/2008/3/87382.cand>
<: http://ca.cand.com.vn/vi-VN/thoisuxahoi/tintucsukien/2008/3/124541.cand>.............
Ngay cả những tờ báo trong nước cũng không bênh vực cho lẽ phải, cho công lý. Lệnh của lãnh đạo luôn luôn cao hơn quyền tự do báo chí, khi trang nhà của Bộ Ngoại Giao, qua phát ngôn nhân Lê Dũng đã lên tiếng rồi thì tất cả báo chí đều im re, đồng hành với những sai trái (http://www.mofa.gov.vn/en/tt_baochi/pbnfn/ns080324094636/newsitem_print_preview).
.....
Ngày 3 tháng 4 năm 2009
Mylinhng@aol.com
http://www.youtube.com/watch?v=bxhELP8GOok&feature=related

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét